Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Nước thải sinh hoạt tại nguồn cần có biện pháp xử lý

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thái sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Nước thái sinh hoạt thường được thaỉ ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác.

Nước thải sinh hoạt chiếm 80% lượng nước thải ở các thành phố

Nước thải sinh hoạt một nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu đi. Tuy đã có cơ sở pháp lý là Luật và Tiêu chuẩn môi trường, song hiện trạng nước thải sinh hoạt và xử lý nước thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp bách cần được đặt ra để từng bước cải thiện tình hình.


nuoc-thai-sinh-hoat
Nước thải sinh hoạt được xả thẳng ra môi trường

Nước thải sinh hoạt có thành phần và đặc tính như thế nào?

Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
  • Nước thải sinh hoạt nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
  • Nước thải sinh hoạt nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein(40-50%);hydrat cacbon(40-50%).
Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học. Ơ những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Nước thải sinh hoạt có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước

Ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt gây ra được các chuyên gia môi trường đánh giá đang ở mức rất nghiêm trọng, thực trạng này đã được thể hiện trong nhiều báo cáo của Bộ tài nguyên và Môi trường, của các Ủy ban bảo vệ môi trường.

Nước thải sinh hoạt tác hại đến môi trường như thế nào?

Tác hại đến môi trường của nước thải sinh hoạt do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong nước thải gây ra.
  • COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,..làm cho nước thải sinh hoạt có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường.
  • SS: lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
  • Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật nước.
  • Vi trùng gây bệnh: nước thải sinh hoạt góp phần gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,…
  • Ammonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước thải sinh hoạt quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá ( sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra ).
  • Màu: nước thải sinh hoạt thường có màu không đẹp, gây mất mỹ quan.
  • Dầu mỡ: trong nước thải sinh hoạt thường có nhiều dầu mỡ gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.

Nước thải sinh hoạt cần được xử lý như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt nhưng việc áp dụng như thế nào thì cần phải có những đơn vị chuyên nghiệp về xử lý nước thải nghiên cứu và áp dụng vào thực tế. Bên cạnh đó hệ thống cơ sở hạ tầng thoát nước cũng cần được đầu tư nâng cấp để đáp ứng cho lượng nước thải sinh hoạt ngày càng lớn.

Xem thêm tại : xu ly nuoc thai sinh hoat

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét