Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng "Bóng sinh học"

“Bóng sinh học” là hỗn hợp được chế tạo từ: Đất sét, cám gạo và vi sinh vật. “Bóng sinh học” có dạng hình cầu và có khả năng hấp phụ, thấm hút và lọc tốt do chứa một lượng lớn các loài vi sinh vật có khả năng hấp thụ các chất bẩn trong nước thải.


Bóng sinh học
Bóng sinh học

Năm 2013 - 2014, tập thể giảng viên, sinh viên Khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề xử lý môi trường, các nghiên cứu này đều mang đến các sản phẩm, công trình mang tính khả thi cao có thể ứng dụng trong thực tiễn.

“Bóng sinh học” là hỗn hợp được chế tạo từ: Đất sét, cám gạo và vi sinh vật. “Bóng sinh học” có dạng hình cầu và có khả năng hấp phụ, thấm hút và lọc tốt do chứa một lượng lớn các loài vi sinh vật có khả năng hấp thụ các chất bẩn trong nước thải.

Các chất bẩn, chất huyền phù lơ lửng có trong nước thải đem thử nghiệm sẽ bám dính lên bề ngoài của “bóng” nhờ chính đặc tính của đất sét (thành phần của đất sét có SiO2, Al2O3  - các ôxít tạo nên nhân keo chủ đạo cho đất sét) và cấu tạo đặc biệt của vi khuẩn (được bao bọc bên ngoài bởi lớp chất nhầy hay còn gọi là giáp mô có khả năng kết dính chất bẩn).

Khi nước thải thấm vào sâu trong “bóng” thì chúng được xử lý thông qua cơ chế dinh dưỡng và sinh trưởng của các loài vi sinh vật cấu tạo lên bóng. Quá trình diễn ra như sau: Đầu tiên cơ chất từ nước thải tiếp xúc với bề mặt màng và tiếp đó thẩm thấu và khuếch tán vào bên trong.

Trong  màng vi sinh diễn ra quá trình tiêu thụ cơ chất và quá trình trao đổi chất của vi sinh vật trong màng. Đối với các chất có kích thước lớn không thể khuếch tán vào màng được, chúng sẽ bị phân hủy thành dạng có phân tử khối nhở hơn tại bề mặt màng và sau đó mới tiếp tục quá trình vận chuyển vào bên trong.

Sau khi áp dụng “Bóng sinh học” vào xử lý nước thải sinh hoạt tại Ký túc xá của Đại học Thái Nguyên cho thấy: Mỗi “bóng sinh học” có khả năng xử lý được 4 lít nước thải. Hiệu suất xử lý phụ thuộc vào tỷ lệ thành phần của từng công thức thí nghiệm. Sau 5 ngày, hiệu suất xử lý COD đạt  90,5%, BOD5  đạt 90,9%, TSS đạt 82,95 %, Nitơ tổng số đạt 87,92 %, Photpho tổng số đạt 80,47 % và chỉ tiêu pH nằm trong giới hạn cho phép.

Theo KMT - ĐH Nông Lâm Thái Nguyên


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét